Emma Watson đón tuổi 34, không ngại 'đối đầu' tác giả 'Harry Potter'
Với mức tăng 133% so với kế hoạch, trong quý 1/2024, nếu chia đều các quý, ước lợi nhuận trước thuế toàn Tổng công ty Viglacera đạt khoảng hơn 404 tỉ đồng, doanh số đạt hơn 3.501 tỉ đồng.Bị công an mời làm việc, từ chối hoặc ủy quyền được không?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Đường hư hỏng nặng, nguy hiểm
Tờ The Straits Times ngày 5.1 đưa tin nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, từ Canon đến Meiji, đang cảnh báo người tiêu dùng trong và ngoài nước cần cảnh giác về hàng giả, giữa tình trạng gia tăng hàng giả mạo được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử lớn.Những mặt hàng này thường được quảng bá thông qua các quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội, chào hàng với mức giá quá hời hoặc các đợt giảm giá có thời hạn, kèm đường dẫn đến một trang web giả mạo khi người mua nhấp vào. Ngoài ra, một số thương gia đã lợi dụng sự kiểm tra lỏng lẻo của các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng giả.Các công ty cho biết nếu mức giá tỏ ra quá tốt thì có thể là hàng giả, với nhiều cảnh báo về những rủi ro sức khỏe khi sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm giả.Hàng giả vốn là một vấn đề tồn tại lâu nay, nhưng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vấn đề này lan rộng đến mức hàng giả Nhật đã xuất hiện ở nhiều thị trường khác ở châu Á.Omron, nhà sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp, là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty này đã bị nêu tên, cùng với thương hiệu tai nghe Ambie, trong một thông tư vào tháng 8.2024 của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản, sau một loạt khiếu nại từ những người tiêu dùng trong nước đã vô tình mua phải hàng giả.Những người tiêu dùng này đã mua phải hàng giả với mức giảm giá cực lớn, bị lừa bởi việc sử dụng logo thương hiệu chính thức để tin rằng sản phẩm là hàng chính hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hàng từ các trang web không liên kết với Omron.Một phát ngôn viên của Omron cho biết hàng giả cũng xuất hiện ở nước ngoài và công ty nhận được khoảng 150 khiếu nại hằng tháng, trong đó thị trường Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. "Mỗi máy đo huyết áp thật của Omron bán trên các trang thương mại điện tử ở Philippines tương ứng với 1,23 máy giả được bán. Điều này có nghĩa là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật", theo phát ngôn viên trên. Phát ngôn viên này cho biết nhiều thị trường khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.Vào tháng 9.2024, nhà sản xuất đồ dùng gia đình Lixil tuyên chiến với hàng giả là các máy lọc nước, khi tuyên bố sẽ kiện bất cứ bên nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra sau nhiều lần cảnh báo không ngăn chặn được tình trạng hàng giả tràn lan. Theo như Lixil tuyên bố, hàng giả "không chỉ phản bội kỳ vọng và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mà còn có khả năng gây mất an toàn".Canon đã có hành động pháp lý tại Mỹ khi đệ đơn kiện vi phạm nhãn hiệu tại Washington vào ngày 3.12.2024 đối với 18 nhà bán lẻ bị cáo buộc bán hộp mực máy in giả thương hiệu Canon.Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Yonex cho biết cách hàng giả ngày càng tinh vi và "khó phân biệt với hàng chính hãng chỉ qua vẻ bề ngoài"."Nhưng chúng không chỉ khác về thông số kỹ thuật và hiệu suất so với hàng chính hãng mà còn kém hơn về chất lượng và độ an toàn, gây ra nguy cơ thương tích hoặc tai nạn", Yonex cho biết trong một lời khuyên dành cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng họ khuyến nghị nên mua hàng từ các nhà bán lẻ đáng tin cậy.Meiji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác, cho biết vào tháng 9.2024 rằng họ đang tăng cường nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu của công ty đối với món sô cô la nổi tiếng Kinoko no Yama, được làm theo hình dạng những cây nấm nhỏ và có bán ở nước ngoài."Nếu không thực hiện các quyền lợi, chúng tôi sẽ không thể duy trì giá trị thương hiệu của mình", một đại diện của Meiji cho biết.Khi mọi biện pháp trên đều thất bại, chính quyền hy vọng người tiêu dùng cảnh giác hơn. "Những kẻ làm hàng giả không có đạo đức. Nếu nghĩ rằng có thể kiếm được tiền, họ sẽ không ngần ngại bán thông tin cá nhân quan trọng của bạn. Tên, địa chỉ, số điện thoại và số thẻ của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích", Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cảnh báo.
Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội vừa lập hồ sơ xử lý một tài xế ô tô biển vàng có hành vi dùng băng dính đen dán vào biển số xe để che đi một chữ số và "hô biến" chữ F thành E, nhằm né phạt nguội.CSGT cho hay, với lỗi vi phạm trên, tài xế xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 20 - 26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, theo quy định tại Nghị định 168/2024.Nhiều năm nay, tình trạng dùng băng dính để dán vào biển số luôn là chủ đề nhận được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội về xe cộ. Nhiều trường hợp đã bị lên án, xử phạt, nhưng vẫn có vi phạm mới.Qua các vụ việc bị phát hiện, lời khai của tài xế vi phạm cho thấy lý do chủ yếu của việc dán biển số là để né phạt nguội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xác định phương tiện vi phạm giao thông.Anh Nguyễn Long, 37 tuổi, trú tại Hà Nội, cho rằng việc dán biển số là hành vi mang tính chất cố ý, thể hiện sự "khôn lỏi" và ý thức chấp hành pháp luật kém. Người thực hiện hành vi này với mong muốn "thoải mái vi phạm" mà không lo bị xử lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn, trật tự giao thông, vì thế cần phải phạt thật nghiêm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá việc dán biển số có thể mang đến ít nhất 3 hệ lụy. Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong phát hiện, xử lý vi phạm vi phạm về an toàn giao thông. Thứ hai là gây phiền hà cho chủ phương tiện khác nếu xảy ra tình huống biển số trùng với biển số dán băng dính, dẫn tới nhầm lẫn.Thứ ba, cũng là hệ lụy đáng lo nhất, khi liên quan đến yếu tố tội phạm. Rất có thể xảy ra tình huống gây tai nạn rồi dán biển số, bỏ trốn; hoặc dán biển số để sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội nhằm che giấu hành vi phạm pháp…Trước đây, Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô. Nhiều ý kiến nhận định mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, khiến người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để né các lỗi có mức phạt cao hơn.Cục CSGT Bộ Công an đề cập đến các hành vi dùng băng dính màu đen, giấy trắng, khẩu trang y tế hoặc bùn đất để che một phần hoặc thay đổi thông tin trên biển số xe. Đây được coi là lỗi cố ý nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gây ra nhiều hệ lụy cho người tham gia giao thông.Thời gian qua, cùng với việc triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông, lực lượng CSGT xác định hành vi gắn biển số giả, cố tình thay đổi thông tin biển số xe là một trong những nội dung trọng tâm cần phát hiện để xử lý nghiêm.Đặc biệt, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền lên nhiều lần (từ 4 - 6 triệu đồng lên 20 - 26 triệu đồng) đối với hành vi "dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe)…".Luật sư Hà Công Tâm ủng hộ việc tăng chế tài như quy định tại nghị định mới, vì cho rằng đây là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hành vi vi phạm. "Mức phạt cao sẽ khiến tài xế e dè, triệt tiêu tâm lý "cùng lắm là nộp phạt". Khi đã lo cho túi tiền thì tất nhiên sẽ không còn "đất sống" cho vi phạm nữa", luật sư nói.Nhiều bạn đọc thắc mắc trường hợp che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội (ví dụ F dán băng dính đen thành E; số 3, số 0 thành số 8...) mà vi phạm giao thông và bị phạt nguội, vô tình trùng biển số xe khác không vi phạm giao thông thì có bị phạt oan.Bộ Công an cho hay, khi nhận được thông báo vi phạm liên quan đến phương tiện do mình là chủ phương tiện, nhưng không phải xe của mình do các phương tiện khác cố tình làm thay đổi chữ, số của biển số; chủ phương tiện phản ánh trực tiếp đến cơ quan công an nơi gửi thông báo để tiến hành xác minh.Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ và trả lời. Việc xác minh được thực hiện đồng bộ trên dữ liệu thu được từ hệ thống camera quan sát, giám sát và nhận dạng biển số trên tuyến với độ chính xác cao, sẽ loại trừ được các phương tiện bị nhận dạng nhầm do hành vi che, dán biển số; đồng thời phân tích, làm rõ biển số phương tiện thực hiện hành vi che, dán biển số để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trung Quốc điều tra công ty thuộc Tập đoàn quản lý tài chính hàng đầu ZEG
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS): kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ sáu ngày 27.12.2024.KQXS Vĩnh Long, Bình Dương, Trà Vinh, Ninh Thuận... ngày 31.1.2025 ngày 31.1.2025